Thẩm định giá phương tiện vận tải là loại hình tài sản thường gặp nhất hàng ngày. Trong đó thẩm định giá tàu thuyền chiếm một trong những tỷ trọng hàng đầu, bởi nước ta có đặc điểm sở hữu tới hơn 3.400 km đường biển, 41.900 km đường sông. Bên cạnh đó, tàu thuyền cũng là tài sản có giá trị cao, dễ thanh khoản nên luôn được các ngân hàng coi là tài sản đảm bảo tốt trong việc xem xét cho vay vốn.
Mục đích của thẩm định giá tàu thuyền
Thẩm định giá tàu thuyền là việc xác định giá trị của tàu thuyền được quy đổi ra số tiền cụ thể theo giá thị trường ở thời điểm định giá. Chủ tài sản sẽ được cấp chứng thư định giá và báo cáo thẩm định chi tiết có tính pháp lý nhằm phục vụ các mục đích như:
Thế chấp vay vốn Ngân hàng/tổ chức tín dụng.
Mua bán/thanh lý tàu thuyền
Kêu gọi đầu tư, góp vốn, phân chia tài sản
Chứng minh năng lực tài chính để tham gia đấu thầu
Đáp ứng điều kiện lưu thông trên biển/sông
Các mục đích khác…
Hồ sơ thẩm định giá tàu thuyền
Khi tiến hành thẩm định giá tàu thuyền, chủ tài sản cần có những giấy tờ pháp lý chứng minh sự tồn tại hợp pháp và đúng đắn của con tàu thuyền đó. Theo đó tàu thuyền sẽ được chia là 2 loại chính là: Tàu đóng mới và đã qua sử dụng. Hồ sơ bao gồm:
Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa do cơ quan nhà nước cấp
Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thủy nội địa do cơ quan nhà nước cấp
Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển
Hợp đồng + hóa đơn mua bán tàu
Giấy chứng nhận cấp tàu (nếu có)
Bản vẽ thiết kế tàu (nếu có)
Hồ sơ trên phải thể hiện được các thông số kỹ thuật, danh tính của tàu như: Tên tàu, số đăng ký, mục đích sử dụng, số máy, công suất, dung tích, kích thước tàu, vật liệu đóng tàu, lich sử sửa chữa – bảo dưỡng – hoán cải…
Các loại tàu thuyền thường được thẩm định giá trị
Tàu chở hàng khô: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép;
Tàu container;
Tàu chở quặng;
Tàu chở hàng lỏng gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật;
Tàu chở gas, khí hóa lỏng;
Tàu Ro – Ro, tàu khác, sà lan biển, phà biển.
Tàu du lịch vỏ gỗ, tàu du lịch vỏ thép
Tàu đánh cá vỏ gỗ, tàu đánh cá vỏ thép
Quy trình thẩm định giá tàu thuyền
Cũng giống như các loại hình tài sản phương tiện vận tải khác, tàu thuyền cũng trải qua các quy trình thẩm định giá cụ thể, bao gồm: Tiếp nhận thông tin; Khảo sát thực tế & thu thập thông tin; Xây dựng báo cáo thẩm định giá; Kiểm soát; Phát hành Chứng thư và Báo cáo thẩm định giá.
Chi phí thẩm định giá tàu thuyền
Phí thẩm định giá tàu thuyền là chi phí thuê đơn vị thẩm định giá có đủ điều kiện pháp lý và năng lực để tiến hành thẩm giá trị tàu thuyền đó. Thông thường phí thẩm định giá sẽ được tính theo 2 cách:
Một là phần trăm (%) tổng giá trị của tàu thuyền đó sau khi được đơn vị thẩm định sơ bộ giá cộng với các chi phí khác (công tác phí).
Hai là phí thỏa thuận trọn gói giữa chủ tài sản và đơn vị thẩm định giá.
Tại SunValue, phí thẩm định giá tàu thuyền được quy định theo Bảng giá do Công ty quy định. Khách hàng cũng có thể được hưởng thêm ưu đãi về giá theo từng thời điểm.
Đơn vị thẩm định giá tàu thuyền uy tín - chuyên nghiệp
Công ty CP Đầu tư & Thẩm định Quốc tế Đông Dương (INA) với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định với kho dữ liệu thông tin dồi dào, đội ngũ chuyên gia thẩm định chuyên nghiệp, có trình độ cao, quy trình thẩm định nhanh, chặt chẽ, tối giảm chi phí thẩm định…Bên cạnh đó, SunValue sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá trị của doanh nghiệp với độ tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định.
Công Ty CP Đầu Tư & Thẩm Định Quốc Tế Đông Dương - Chi Nhánh Sài Gòn
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu