Hoạt động thẩm định giá là một trong những hoạt động phổ biến hiện nay, nguyên nhân từ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường thì nhu cầu thẩm định giá ngày càng cao. Theo đó thẩm định giá theo quy định là việc xác định giá của tài sản được thực hiện bởi các tổ chức có thẩm quyền, có chuyên môn, có kiến thức tiến hành định giá. Thẩm định giá trong đời sống xã hội hiện nay đóng vai trò ngày càng quan trọng là cơ sở để đưa ra những quyết định phù hợp với việc đầu tư, quản lý, sở hữu, cầm cố và kinh doanh tài sản.
Theo quy định của pháp luật hoạt động thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Theo đó không phải đối tượng nào cũng được thẩm định giá đối với các tổ chức muốn có chức năng hoạt động thẩm định giá cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của luật và cá nhân không được hoạt động thẩm định giá độc lập. Mọi quy trình và thủ tục thẩm định giá phải được tuân thủ theo quy định về thẩm định giá
Căn cứ theo quy định tại điều 29 Luật giá 2012 quy định về nguyên tắc hoạt động thẩm định giá cụ thể như sau:
“Điều 29. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá
1. Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
2. Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.
4. Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật”
Như vậy để tiến hành hoạt động thẩm định giá các tổ chức được phép định giá cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn thẩm định giá của pháp luật Việt Nam. Các tổ chức thẩm định giá phải chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá, đảm bảo tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá, và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật
Về quy trình thẩm định giá căn cứ vào điều 30 Luật giá 2012 được quy định như sau: Đầu tiên tổ chức có thẩm quyền giám định phải xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá, sau đó tiến hành lập kế hoạch thẩm định giá; khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Sau khi thu thập thông tin cần phải tiến hành phân tích thông tin và xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá. Bước cuối cùng phải lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Theo quy định của pháp luật thì báo cáo kết quả thẩm định giá phải là văn bản căn cứ vào những số liệu đã được thu thập và phân tích bởi những người có chuyên môn và kiến thức thẩm định thể hiện toàn bộ thông tin đúng theo thực tế, mang tính mô tả và dựa trên bằng chứng cụ thể để thuyết minh về mức giá của tài sản cần thẩm định giá. Những thông tin kết luận này sẽ được trình bày theo mẫu một cách đầy đủ, khoa học
Nội dung chi tiết của Báo cáo có thể thay đổi theo đối tượng thẩm định giá, mục đích, yêu cầu tiến hành thẩm định và theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, một Báo cáo phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Thông tin về doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh được phép phát hành chứng thư thẩm định giá.
Tên và địa chỉ của doanh nghiệp, văn phòng giao dịch của doanh nghiệp (nếu có). Tên và địa chỉ của chi nhánh doanh nghiệp phát hành Báo cáo và chứng thư thẩm định giá.
– Các thông tin cơ bản về cuộc thẩm định giá:
– Thông tin về khách hàng thẩm định giá tài sản, số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá.
– Tên tài sản thẩm định giá, Thời điểm thẩm định giá, Mục đích thẩm định giá, Các nguồn thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định giá và mức độ kiểm tra, thẩm định các nguồn thông tin đó, Căn cứ pháp lý để thẩm định giá, Thông tin tổng quan về thị trường
– Thông tin về tài sản thẩm định, Cơ sở giá trị của tài sản thẩm định giá, Giả thiết và giả thiết đặc biệt, Áp dụng cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá
– Kết quả thẩm định giá
– Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá
– Thông tin và chữ ký của thẩm định viên và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá (nếu có) của doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện Báo cáo kết quả thẩm định giá:
Các phụ lục kèm theo, bao gồm: Danh sách tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến cuộc thẩm định giá, tài liệu thể hiện tính pháp lý và đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá, kết quả khảo sát thực tế của tài sản thẩm định giá, các nội dung khác liên quan đến cuộc thẩm định giá
Luật sư Nguyễn Văn Dương
ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN TRỰC TUYẾN NHANH CHÍNH XÁC VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY: https://dinhgiatructuyen.com.vn/
Công Ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân – Chi Nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: 27-29, Lý Tự Trọng, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Hệ thống các văn phòng thuộc khu vực miền Trung xem TẠI ĐÂY
Hotline :0236 7778688 – 0901 300 949
Email: tdg.danang@hqa.com.vn
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu